Ô tô đỗ trên đường Lê Lai, một trong 3 tuyến được thí điểm thu phí bằng công nghệ RFID (Ảnh: M.Q.).
Riêng đề xuất giải pháp công nghệ thu phí qua bộ đọc thẻ Etag cầm tay, thu qua tài khoản ví điện tử VETC hoặc xuất ra mã QR động để người đỗ xe thanh toán qua các tài khoản khác mà không sử dụng tiền mặt, theo Sở GTVT, phù hợp với Nghị quyết 01/2018.
Trong báo cáo về tình hình hoạt động quản lý và thu phí ô tô sử dụng tạm thời lòng đường qua từng tháng trước đó, Công ty TNXP cho biết việc thu phí có chuyển biến tích cực, số phí thu về cao hơn thời gian đầu triển khai nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Tình trạng hộ dân kinh doanh mặt tiền không cho đỗ xe vẫn còn; người dân tự ý thu tiền, ngăn cản nhân viên hướng dẫn khách đặt app hoặc xe của hãng, xe tải, taxi thường xuyên chiếm dụng ô đỗ… Ngoài ra, sự phối hợp của lực lượng địa phương chưa kịp thời, chưa xử lý triệt để các hành vi chiếm dụng.
Để việc thu phí hiệu quả hơn, Công ty TNXP kiến nghị Sở GTVT hỗ trợ thực hiện giải pháp công nghệ ví điện tử VETC.
Việc ứng dụng giải pháp công nghệ này nhằm hạn chế tranh cãi giữa nhân viên thu phí và người đỗ xe cũng như giữa nhân viên thu phí và các hộ dân chiếm dụng ô đỗ ô tô.
" alt=""/>TPHCM thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đườngPhiên đấu giá 25 lô đất huyện Thanh Oai diễn ra vào ngày 16/11 (Ảnh: Dương Tâm).
Các thửa này có diện tích từ 83 đến 157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Từng thửa đất được đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên, bước giá 5 triệu đồng/m2.
Phiên đấu giá thu hút hơn 400 hồ sơ của 111 khách hàng tham dự, kéo dài gần 9 tiếng và ngã ngũ sau 10 vòng trả giá.
Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về 2 thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114m2 và 129m2, với tổng giá trị lần lượt là 10,3 tỷ đồng và 11,7 tỷ đồng, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm.
Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu đồng/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157m2, tức hơn 7,1 tỷ đồng, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
" alt=""/>Huyện Thanh Oai sắp đấu giá 19 lô đất, khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2Lực lượng quân đội trực cầu phao Phong Châu tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích còn lại (Ảnh: Báo Phú Thọ).
Chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan, phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, hội phụ nữ trong công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn và phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh.
Bên cạnh đó, các địa phương phải chỉ đạo, thực hiện rà soát, lập bản đồ cảnh báo kịp thời các địa điểm có nguy cơ gây tai nạn đuối nước tại địa bàn; triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức dạy bơi trong các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, tăng cường truyền thông về trách nhiệm, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho cha mẹ, trẻ em, học sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường.
Các địa phương cũng được giao kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em, học sinh của các cơ sở giáo dục, các cơ quan, tổ chức, chính quyền các cấp.
Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đuối nước tại địa phương.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước.
Bên cạnh đó, hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; bảo đảm an toàn cho bản thân.
Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng được giao tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư.
Chiều 18/11, 10 học sinh Trường THCS Hiền Quan rủ nhau ra bãi sông Hồng thuộc khu 1, xã Hiền Quan chơi. Trong khi vui chơi, 6 em xuống tắm, sau đó có 1 em bơi được vào bờ, còn 5 em bị đuối nước, mất tích.
Tối 18/11, thi thể cháu Trần Mỹ Duyên đã được lực lượng chức năng tìm thấy.
Khoảng 13h30 ngày 19/11, lực lượng cứu nạn, cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ 5 học sinh lớp 8 đuối nước trên sông Hồng.
Hiện còn 3 nạn nhân mất tích là các cháu Hà Thị Thu Lan, Hà Tiến Dương và Lê Anh Dũng. Lực lượng chức năng Phú Thọ đang dốc sức tìm kiếm.
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước đối với học sinh